Kinh nghiệm chăn nuôi dê lấy sữa mang lợi nhuận cao

Ngoài giống bò chuyên cung cấp sữa, bà con nông dân còn chăn nuôi dê lấy sữa. Tuy không phổ biến rộng như bò, nhưng nuôi dê sữa cũng đang phát triển. Bà con đang cần tìm hiểu hướng phát triển kinh tế bằng nghề nuôi dê sữa. Hãy cùng với Máy chăn nuôi Bình Minh chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê lấy sữa mang lại lợi nhuận cao.

  1. Cách làm truồng nuôi dê lấy sữa 

Chuồng trại nuôi dê cần xây hướng Đông Nam để tránh ánh nắng gay gắt và tạo độ thông thoáng cũng như tránh gió lùa vào mùa lạnh. Nếu bà con áp dụng mô hình nuôi dê công nghiệp thì nên đầu tư chuồng trại bài bản, xây dựng chuồng trại diện tích lớn, ngăn nhiều dãy chuồng và ở giữa các dãy có lối đi. Bố trí thêm bãi chăn thả để dê có không gian di chuyển, kiếm ăn. Quỹ đất vẫn còn nhiều thì bà con có thể đầu tư đất trồng cỏ nuôi dê, cung cấp thức ăn tươi xanh và giảm chi phí chăn nuôi. Để chế biến cỏ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức, bà con nên sử dụng máy băm cỏ thuộc công ty Bình Minh trực tiếp sản xuất máy để hỗ trợ quý bà con công đoạn băm cỏ này.

Nếu quy mô nhỏ hoặc kết hợp phương thức chăn thả, có thể dựng chuồng trại đơn giản hơn. Sử dụng tre, nứa, gỗ, lưới thép B40 để làm khung chuồng nuôi. Đảm bảo cho khung chuồng cao tối thiểu 1 m và rộng tối thiểu 1,5 m, cho phép dê di chuyển dễ dàng khi nuôi nhốt. Cửa chuồng rộng tối thiểu 60 cm, đủ cho dê chui qua dễ dàng. Xây thêm hố lấy phân được láng xi măng sâu khoảng 30 cm hỗ trợ việc vệ sinh và vắt sữa. Bố trí máng ăn máng uống đầy đủ.

     2. Chọn giống dê sữa 

Chọn dê cái có đặc điểm: Đầu rộng, hơi dài, cơ chắc khỏe, vẻ mặt linh động. Hàm dài khỏe. Cổ dài, mềm mại, nhọn về phía đầu. Lưng thẳng, sườn cong và xiên về phía sau. Chân trước thẳng, cân đối. Hông rộng, hơi nghiêng đảm bảo cho dê cái có bầu vú gắn chặt vào phần bụng. Những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau. Khớp mắt cá thẳng tránh cho dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên bầu vú.

Những núm vú to dài 4 – 6 cm treo vững vàng trên bầu vú, bầu gắn chắc vào phần bụng, gọn về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú, gân sữa (tĩnh mạch) chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước, gân sữa càng gấp khúc dê càng nhiều sữa. Ngoài những đặc điểm trên, cần chọn những dê cái đẻ dễ dàng, ăn tốt và dễ vắt sữa.

3. Chăm sóc và nuôi dưỡng dê lấy sữa 

Muốn dê tiết ra nhiều sữa, bà con cần hết sức lưu ý và đảm bảo khẩu phần ăn cho dê cái phải đầy đủ cả chất và lượng trong mùa đông và mùa hè. Kết hợp bổ sung thêm thức ăn tinh ngoài thức ăn thô xanh. Cho dê uống nước đủ lượng, theo nhu cầu và thay nước mới thường xuyên, đặc biệt vào mùa khô, mùa nóng. Trung bình, để sản xuất ra 1 lít sữa, dê cần uống tối thiểu 1,3 lít nước.

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám… tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Thiếu thức ăn thô xanh, nhất là thức ăn thô xanh non ngon thì chất lượng sữa sẽ kém. Thừa thức ăn tinh hỗn hợp thì không chỉ chất lượng sữa giảm, chi phí thức ăn tăng mà còn có thể gây nên nhiều bệnh tật, nhất là các bệnh sản khoa trước, trong và sau khi sinh.

Nhu cầu vật chất khô của dê mẹ vào cuối kỳ có chửa giảm còn trung bình 2 kg/100 kg thể trọng. Sau đó, nhu cầu vật chất khô tăng và đạt mức cao nhất vào tuần lễ thứ 14 – 15 (trung bình 4,5 kg/100 kg thể trọng), rồi lại giảm dần. Nói chung, nhu cầu vật chất khô của dê sữa khoảng 5 – 6% thể trọng là thích hợp.

     4.Khẩu phần thức ăn cho dê lấy sữa

Khi dê đang mang thai, nên đảm bảo khẩu phần ăn tiêu chuẩn để dê dự trữ năng lượng, để có sức tiết sữa sau khi đẻ. Trong thời kì sản xuất sữa, khẩu phần ăn thay đổi theo sản lượng và chất lượng sữa tiết ra. Nếu lượng chất béo trong sữa dao động từ 4 – 4,5% và năng suất sữa đạt 1 lít/ngày thì cần tăng thêm 0,4 khẩu phần ăn trong đó có chứa 50g đạm dễ tiêu.

  • Đối với dê cái lần đầu làm mẹ, chưa có nhiều kinh nghiệm, bà con cần tăng thêm 10% khẩu phần ăn trong đó chứa đạm dễ tiêu.
  • Dê mới đẻ tăng thêm 15g đạm dễ tiêu vào khẩu phần ăn.
  • Dê cái mới sinh sức còn yếu cần bổ sung thêm 0,15 kg thức ăn, 20g đạm dễ tiêu mỗi ngày.
  • Dê đang cho sữa cần tăng thêm 0,2 – 0,3 kg thức ăn chứa 25 – 30g đạm dễ tiêu vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Ngoài thức ăn thô xanh tươi ngon, bà con cần bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp, thức ăn giàu đạm, muối khoáng, sinh tố… vào chế độ ăn của dê. Để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, bà con có thể tự chế biến thức ăn hỗn hợp bằng cách tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: tấm, cám, gạo, ngô… nghiền nhỏ kết hợp với khô dầu, bột đạm đã được nghiền mịn, đổ vào máy trộn thức ăn chăn nuôi để hỗ trợ trộn đều nguyên liệu số lượng lớn rồi mới đem cho dê ăn trực tiếp hoặc nấu lên tùy theo công thức.

Nếu đã tăng khẩu phần ăn trong vòng 2 tuần mà dê không tăng sản lượng sữa thì dừng cho ăn thêm.

    5. Nguyên tắc kết hợp khẩu phần ăn 

Căn cứ vào thể trọng của dê mẹ và năng suất sữa hằng ngày.Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm giá thành nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và đúng tỷ lệ năng lượng, protein trong khẩu phần.

Để kích thích tối đa khẩu vị của dê cần dùng nhiều loại thức ăn bổ sung cho nhau.

Theo kinh nghiệm nuôi dê sữa: Đối với loại dê có thể trọng trung bình 40 kg, mỗi ngày cho 2 kg sữa và được chăn thả 5 – 6 giờ trên đồng cỏ tự nhiên, khi về chuồng cần cho ăn thêm mỗi con 1,5 kg cây keo dậu tươi hoặc cỏ họ đậu và 0,5 kg thức ăn hỗn hợp. Nếu cho dê sữa ăn urê thì không được vượt mức 1% trọng lượng khẩu phần (tính theo vật chất khô) và không nhiều hơn 1/3 tổng số protein. Nên cho dê ăn rỉ đường theo mức 5% trọng lượng thức ăn phối hợp. Nếu cho dê ăn cỏ khô họ đậu, thì bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có 14% protein và phốtpho dạng mononatri photphat. Nếu cho dê ăn cỏ khô họ Hòa Thảo, thì bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có 16 – 18% protein. Nhất thiết phải cho dê sữa ăn thêm canxi, phốtpho, muối ăn và iốt…

    6. Phòng và trị bệnh thường gặp trên dê sữa 

Phòng bệnh bằng vaccine có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi dê nói riêng. Người chăn nuôi cần thực hiện tiêm phòng nghiêm ngặt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn dê.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, cũi lồng. Định kỳ phun thuốc sát trùng Vime-Iodine hoặc Disina xung quanh khu vực chăn nuôi ít nhất 2 lần/tuần.

Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc, khử trùng thường xuyên.

Hàng ngày phải kiểm tra số lượng đàn và tình trạng sức khỏe của từng con. Thường xuyên kiểm tra ve, ghẻ và giun sán. Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm các chất độc hại. Thức ăn cho dê cũng phải đảm bảo sạch, không có hóa chất độc, không có chứa các loại hormone kích thích sinh trưởng, không có độc tố nấm mốc theo quy định. Kiểm soát nghiêm ngặt lối ra vào khu nuôi, đảm bảo thức ăn và con giống từ cơ sở được xác nhận. Duy trì môi trường nuôi vệ sinh và an toàn để hạn chế khả năng bệnh có thể xâm nhập vào khu nuôi.

 

 

Tư vấn
Gọi ngay