KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRẮM CỎ TRONG LỒNG BÈ

Cá trắm cỏ có nhiều hình thức nuôi, bà con có thể nuôi thả cá ở ao, hồ hoặc có thể nuôi thả ở các lồng, bè trên sông. Nuôi cá trắm cỏ không khó nhưng để học được kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao không phải ai cũng có thể làm được.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC TRẮM CỎ

Đặc điểm hình thái
  • Cá trắm cỏ có thân dài, hơi dẹp bên, nhất là ở cuống đuôi, bụng tròn, không có sống bụng.
  • Đầu cá tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng hình vòng cung, không có râu. Hàm trên dài hơn hàm dưới, mắt bé ở hai bên đầu.
Tập tính sống
  • Là loài cá dễ nuôi có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, cá sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy và sinh trưởng bình thường trong môi trường nước có độ muối từ 0 – 4%.
  • Cá trắm cỏ có thể thích ứng với nhiệt độ từ 13 – 32 độ C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất là từ 22 – 28 độ C, khoảng pH thích hợp từ 5 – 6, ngưỡng ô-xi từ 3ml/1l trở lên.
  • Cá thích sống ở tầng nước giữa và thấp, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước.
Dinh dưỡng
  • Ở giai đoạn đầu thức ăn chủ yếu của cá nhỏ thường là tảo, chất vẩn, các loại thực vật ký sinh có trong môi trường nước…
  • Khi cá phát triển từ 8 – 10cm thì chuyển sang thức ăn thực vật bậc cao, nhất là cỏ tươi.
  • Thức ăn chủ yếu của các là các loại thực vật dưới nước như bèo tấm, bèo cám, bèo hoa dâu, rong các loại. Các loại rau cỏ trên cạn như lá lúa, lá sắn, rau khoai, lá chuối…
  • Ngoài các loại thức ăn xanh ra cá trắm cỏ còn ăn các loại thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột sắn….

VẬT LIỆU LÀM LỒNG VÀ CÁCH LẮP RÁP LỒNG BÈ NUÔI CÁ

Vật liệu làm lồng
  • Lồng nuôi cá thường được làm bằng tre (gỗ hoặc nhôm), lưới B40, lưới nhựa nylon, dây buộc và các cọc cố định lồng.
  • Tre làm lồng thường sử dụng các loại tre già thẳng chắc chắn, có đường kinh từ 3 – 5 cm.
  • Vật liệu làm phao bà con có thể sử dụng các loại phi nhựa hay các can nhựa có kích cỡ lớn hoặc phao để nâng lồng nuôi nổi trên mặt nước.
  • Lưới có kích thước mắc lưới khoảng 2cm.
  • Lưới B40 được dùng để bảo vệ lồng nuôi.
  • Các loại dây buộc bà con có thể sử dụng các loại dây thép để buộc cố định các vị trí của lồng nuôi.

Kích thước lồng nuôi
  • Hiện nay lồng nuôi thường có dạng hình hộp, kích cỡ tùy thuộc vào vị trí địa điểm đặt lồng nuôi.
  • Lồng nuôi cá trên sông thường có kích cỡ trung bình với chiều dài khoảng 6m, chiều rộng 4m và chiều cao 1,5 – 2m.
  • Tùy vào điều kiện của gia đình cũng như địa điểm nuôi mà có thể làm lồng có kích thước lớn hơn.
Cách lắp ráp lồng nuôi
  • Đối với khung lồng bằng tre hoặc bằng gỗ có kích thước 6 x 4 x 1,5m thì bà con lắp khung đáy và khung lồng có kích thước 6 x 4m và 4 cọc đứng 1,5m.
  • Bà con dùng lưới bao mặt đáy, nắp lồng và xung quanh 4 mặt lồng tạo thành hình hộp chữ nhật. Sau khi đã lắp ráp lồng nuôi xong bà con dùng dây thép để buộc cố định lưới vào khung lồng.
  • Trên nắp lồng nuôi làm 1 của lồng để tiện cho việc chăm sóc và cho cá ăn.
  • Dùng lưới B40 bao xung quanh để bảo vệ lồng nuôi.
Môi trường nước để đặt lồng
  • Nếu đặt lồng nuôi trên sông thì độ pH nước phải giao động từ 6 – 7.
  • Hàm lượng Ô-xy hòa tan phải lớn hơn 5mg/lít nước.
  • Chất đáy nơi đặt lồng là đất cát pha bùn.
Tư vấn
Gọi ngay