Đề Phòng – Khống Chế Dịch Bệnh Thường Gặp Ở Vịt

vit-va-rau-xanh

Phần 1 :  Bệnh truyền nhiễm do vi-rut

1 Bệnh dịch đầu to

1.1 Nguyễn nhân gây bệnh và đặc điểm lây lan

Vi-rut dịch bệnh đầu to là một loại vi-rut gây mụn nước, vi-rut tồn tại trong các cơ quan nội tạng, máu, chất phân tiết và trong khoáng chất bài tiết, trong gan, lách, não, thực quản – khoang đẻ chứa lượng độc tó cao nhất

vit-benh

Sức đề kháng của loại vi-rut này đổi với môi trường bên ngoài không mạnh, ở dưới nhiệt độ 56 độ C trong vòng 10 phút là bị giết chết, nếu giữ nhiệt độ đến 80 độ C thì qua 5 phút là đã có thể tử vong, còn trong điều kiện nhiệt độ trong nhà, sức lây truyền của nó có thể duy trì trong 30 ngày, nhưng sức đề kháng đối với nhiệt độ thấp ở 20 độ C qua một năm vẫn có thể khiến vịt bị lây nhiễm bệnh

Bệnh dịch đầu to đối với các giống vịt, năm tuổi và giới tính của vịt đều dễ bị lây nhiễm. Nguồn truyền nhiễm của bệnh này chủ yếu là từ vịt ốm và vịt nhiễm vi-rut tiềm ẩn, cũng như vịt mang vi-rut khỏi bệnh chưa lâu. Nhiễm tự nhiên, chủ yếu là thấy ở vịt trưởng thanh, nhất là vịt đẻ. Còn vịt con trong vòng 20 ngày tuổi rất ít mắc loại bệnh này. Vịt trời cũng có thể mắc bệnh, nhưng do sức đề kháng của nó tốt hơn vịt nhà. Vì vậy tỉ lệ phát bệnh và tỉ lệ chết, thấp hơn vịt nhà. Ngỗng khi tiếp xúc với vịt cùng bệnh, cũng có thể bị lây nhiễm, thậm chí còn có thể lây lan rất nhanh, nên phải hết sức coi trọng việc này

1.2 Triệu chứng lâm sàng

Vịt bệnh có biểu hiện tinh thần sa sút, thân nhiệt tăng cao, rụt cổ, xệ cánh, lông rối xù, đầu bị sưng to, lông chung quanh mí mắt bị ướt hoặc có chất phân tiết dạng mủ làm dính mí mắt, thậm chí ở khóe mắt có nốt loét nhỏ xuất huyết. Ngoài ra, vịt bệnh thường thấy thiếu máu, hô hấp khó khăn, tiếng kêu khàn khàn, từ khoang mũi chảy ra dịch loãng hoặc đặc quánh, đồng thời vịt bệnh phân đi lỏng, ỉa ra chất phân loãng màu trắng tro hoặc màu xanh, lông xung quanh hậu ,ôn bị nhiễm bẩn và vón cục, niêm mạc lộn ra ngoài, quá trình ủ bệnh thường là từ 2-5 ngày, còn bệnh đã chuyển sang mãn tính có thể kéo dài trên một tuần, tỷ lệ tử vong có thể đạt đến trên 90%

vit-bi-benh

1.3 Diễn biến bệnh lý

Bệnh biểu hiện điển hình mắt thường có thể nhìn thấy, là bệnh bại huyết cấp tính. Da trên bề mặt cơ thể vịt chết bệnh có nhiều đốm xuất huyết rải rác, các mô dưới da phát sinh phù nề do niêm ở mức độ khác nhau. Loại bệnh có phần đầu cổ sưng to, các mô dưới da có loại keo kết đông màu vàng nhạt thấm ướt. Niêm mạc thực quản thường thấy màng giả màu vàng tro xếp hàng dọc hoặc có điểm đóm xuất huyết nhỏ rải rác, màng giả dễ bị bong tróc, sau khi bong vẩy để lộ ra vết đốm mụn loét không đồng đều. Toàn bộ đường ruột phát sinh chứng viêm catarrhal cấp tính, ở ruột thừa và trực tràng xuất huyết, ở bề mặt niêm mạc thường có vẩy hoạt tử màu vàng xanh hoặc màu vàng xám, niêm khoang đẻ thường bị phù nề. Có khi ở chỗ tiếp giáp giữa dạ dày tuyến với phần phồng to của thực quản hoặc chỗ giao nhau với dạ dày cơ bị sưng huyết hoặc xuất huyết, ở gan, lách thời kỳ đầu có đốm xuất huyết, thời kỳ cuối xuất hiện các ổ hoại tử có màu vàng xám với cỡ to nhỏ khác nhau, thông thường ở giữa ổ hoại tử có điểm nhỏ xuất huyết. Túi mật dầy mật, có khi nhìn thấy xuất hiện các vết loét nhỏ. Buồng trứng của vịt đẻ bị sưng huyết, xuất huyết hoặc cả buồng trứng biến thành màu đỏ thẫm

1.4 Biện pháp phòng chống

a) Định kì tiêm chủng vacxin phòng dịch bệnh to đầu cho đàn vịt, vịt con 20 ngày tuổi tiêm chủng lần đầu, sau 2 tháng tiêm chủng lần 2

ttxvn_tiemphongcumgiac

b) Kiểm dịch nghiêm ngặt, không nhập vịt nhỡ từ khu có dịch về làm vịt giống, để loại bỏ và giảm thiểu nguồn truyền nhiễm bệnh

c) Khi đàn vịt phát sinh dịch bệnh to đầu, phải lập tức dùng ngay chăn thả, cách ly chăn nuôi, đào thải vịt bệnh và sử dụng biện pháp tiêu độc nghiêm ngặt. Đồng thời tiêm phòng khẩn cấp vacxin phòng dịch bệnh đầu to, thực hiện tiêm 1 con thay một kim tiêm để tránh bị lây chéo

2 Viêm gan do virut ở vịt con

Viêm gan do virut ở vịt con gọi tắt là viêm gan vịt con, là một loại bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc cấp tính. Biểu hiện lâm sàng là cơn co cứng uốn ván, chủ yếu biến đổi bệnh lý là gan sưng to và có đốm xuất huyết. Loại bệnh này có đặc điểm là phát bệnh gấp, lây lan nhanh, bệnh tình ngắn, có tỷ lệ chết cao, thường gây tổn thất kinh tế to lớn cho các trại chăn nuôi vịt, cũng là một loại bệnh truyền nhiễm quan trọng

2.1 Nguồn bệnh và đặc điểm lưu hành

Nguồn bệnh là virut viêm gan ở vịt, thuộc hệ virut tiểu RNA. Virut này có 3 loại huyết thanh, là loại DHVI, DHV II, DHV III. Virut thuộc 3 loại này có sự khác biệt rõ rệt trên huyết thanh, giữa các loại không có tính miễn dịch chiếu nhau. Bệnh này do vi-rut loại DHV I gây nên

Sức đề kháng của vi-rut đối với môi trường bên ngoài rất mjanh, Vi-rut lây nhiễm trong phòng nuôi vịt có thể sống trong 10 tuần, virut trong phân vịt ở điều kiện râm ẩm, có thể sống từ 37 ngày trở lên. Dịch phôi chứa virut bảo quản trong tủ lạnh 2-4 độ C, sau 700 ngày vẫn sống

Vi-rut có sức đề kháng tương đối mạnh đối với clorofom, ether, trypsin và thuốc tiêu độc thông thường, gia nhiệt tới 56 độ C trong 60 phút vẫn có thể sống, trong dung dịch formal dehyde 0,1% vẫn có thể sống trong 8 giờ

Bệnh viêm gan do vi-rut chủ yếu phát sinh ở vịt con từ 3 tuần tuổi trở xuống, đối với vịt đẻ, vịt nuôi lấy thịt và vịt trời đầu xanh nhà nuôi đều có thể nhiễm bệnh, nhưng trên lâm sàng thì vịt con nuôi lấy thịt phát bệnh là tương đối thường thấy, còn vịt con từ 4-5 tuần tuổi rất ít bị bệnh này, điển hình của bệnh gây tử vong do phát tán, vijg con từ 5 tuần tuổi trở lên thì khó bị nhiễm bệnh

Một năm 4 mùa đều có thể phát bệnh, thông thường về mùa đông xuân thường thấy nhiều hơn. Khi vệ sinh môi trường chuồng vịt kém, độ ẩm quá lớn, mật độ chăn nuôi quá cao, quản lý chăn nuôi không tốt và thiếu vitamin, khoáng chất,…đều có thể làm bệnh bùng phát. Tỷ lệ phát bệnh có thể đạt 10%, nhưng tỷ lệ chết bệnh thì có sự chênh lệch lớn, tỷ lệ chết bệnh ở vịt con 1 tuần tuổi trở xuống khoảng 95% còn tỷ lệ chết bệnh ở vịt con 1-3 tuần tuổi không vượt quá 50%

vit170506

Bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh trong đàn vịt con, nguồn lây nhiễm phần lớn là do vịt con nhập vào từ trại vịt bệnh và thủy cầm sống hoang dã phát bệnh truyền vào, con đường lây nhiễm chủ yếu là qua đường tiêu hóa và đường hô hấp. Thậm chí trong phân của vịt đã khỏi bệnh vẫn có thể tiếp tục thải độc từ 1-2 tháng, vì vậy trong chất phân tiết và vật tiết cũng được xem là nguồn truyền nhiễm của bệnh này

2.2 Triệu chừng lâm sàng

Thời kì ủ bệnh tương đối ngắn, thông thường từ 1-2 ngày, lây nhiễm nhân tạo khoảng 24 giờ, còn vịt con phần lớn là đột nhiên phát bệnh. Thời kì đầu phát bệnh, tinh thần vịt con uể oải, rụt cổ, xệ cánh, động tác theo đàn chậm chạp hoặc rời khỏi đàn, đứng ngay ra, mắt nửa nhắm, thường quỳ xuống, ngáp ngủ, không ăn, vịt bệnh xuất hiện viêm màng kết mạc mắt. Phát bệnh sau vài giờ, thì xuất hiện triệu chứng thân kinh, bị co rút toàn thân, vận động mất cân bằng, thân vịt đổ về một phí, đầu ngửa về phía sau, lên cơn co cứng uốn vãn, 2 chân co giật. Thông thường sau khi xuất hiện triệu chứng thần kinh trong vòng vài giờ là chết, một số ít vịt bệnh trước khi chết phân đi ra loãng có màu vàng nhạt hoặc màu xanh. Vịt bệnh nhiễm nhân tạo thường chết sau khi tiêm chủng ngày thứ 4

2.3 Sự biến đổi bệnh lý

Sự biến đổi bệnh lý mang tính đặc trưng ở gan. Gan sưng to, bề mặt có điểm xuất huyết. Màu sắc của gan tùy theo số ngày tuổi mà khác nhau, thông thường thì 1 tuần tuổi trở xuống gan có màu vàng nâu hoặc màu vàng nhạt, từ 10 ngày tuổi trở lên có màu đỏ nhạt. Một số ít trường hợp điển hình bệnh thì gan có ổ hoại tử. túi mật mở rộng, nước mật tràn đầy lá lách có lúc hơi bị sưng, nhìn bề ngoài có dạng loang lổ. Đa số thận vịt ốm bị sung huyết và sưng tấy. Mạch máu não bị sung huyết dạng cành cây, não phù nề nhẹ. Niêm mạc ruột bị sung huyết, có khi thấy tuyến tụy có điểm nhỏ hoạt tử, khi vịt con có số ngày tuổi càng cao thì thường bị viêm màng tim và viêm túi khí. Còn các cơ quan nội tạng khác chưa thấy sự biến đổi bệnh lý nào rỗ rệt.

2.4 Biện pháp phòng chống

a) Hiện nay bệnh chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu. Khi đàn vịt con phát sinh bệnh gan do virut, thì dùng biện pháp tự phòng khẩn cấp,tiêm huyết thanh miễn dịch viêm gan ở vịt con cao, hoặc kháng thể lòng đỏ trứng miễn dịch viêm gan ở vịt con, mỗi con tiêm bắp 0.5-1 ml, có thể khống chế hữu hiệu sự lây lan và giảm tỷ lệ tử vong của bệnh trong đàn vịt

b) Ở khu vực lây lan bệnh viêm gan do virut ở vịt, có thể dùng vacxin virut yếu để tiêm chủng cho vịt đẻ. Phương pháp là ở mỗi con vịt cái trước khi bắt đầu đẻ từ 2-4 tuần cho tiêm bắp 0.5ml dịch phôi chưa qua pha loãng, như vậy trong trứng của vịt mẹ đẻ ra đã chứa nhiều kháng thể, nên vịt con khi ấp nở ra đã được miễn dịch có thể duy trì từ 3-4 tuần, đây là một phương pháp hữu hiệu thao tác đơn giản lại an toàn để đề phòng bệnh

vit-1

c) Chế độ kiểm định và tiêu độc nghiêm ngặt cũng là biện pháp tích cực để đề phòng bệnh

3 Bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm có tính gây bệnh cao là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính gây chết toàn thân do virut cúm loại A gây cho vịt và gia cầm khác. Vịt con và vịt nhỡ, vịt trưởng thành chưa miễn dịch có tỷ lệ phát bệnh rất lớn đạt 100%, tỷ lệ chết bệnh có thể đạt 80% trở lên. Đây cũng là một loại bệnh truyền nhiễm quan trọng và gây suy hại cho việc sản xuất chăn nuôi vịt, cũng như gây nên sự tổn thất lớn về kinh tế. Virut có thể làm ngưng kết tế bào hồng cầu của gà và một số động vật có vú nào đó, có thể sinh trưởng trong phôi gà, tiêm chủng vào khoang túi niệu, có thể khiến phôi gà tử vong, gây sung huyết và xuất huyết ở da và bắp thịt phôi gà. Virut cúm loại A do 2 loại glucoprotein khác nhau là chất đông máu và neuraminase hợp thành, có thể chia thành nhiều loại hạng hai khác nhau, giữa các loại hạng hai đó không có sức miễn dịch giao hoán nhau

3.1 Nguồn bênh và đặc điểm lưu hành

vit-bi-cum-gia-cam

Gốc độc của virutcúm gia cầm hạng hai khác nhau đó có sức gây bệnh đối với gia cầm là khác nhau rất lớn. Trên thế giới từ những loại gia cầm và chim muông hoang dã đã phân ly ra được hàng ngàn gốc virut cúm gia cầm. Qua thực nghiệm phân loại có thể chia ra làm 3 loại lớn là loại không có tính gây bệnh, loại có tính gây bệnh thấp, loại có tính gây bệnh cao. Trước kia cho rằng các loài thủy cầm như vịt, ngỗng,.. phần lớn thuộc về trạng thái mạnh khỏe mang virut không phát bệnh, nhưng hiện nay bệnh cúm lây bệnh cho thủy cầm chủ yếu là gốc virut có tính gây bệnh cao. Tính gây bệnh của nó rất mạnh, tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ chết bệnh đều tương đối cao. Virut cúm sống ở trong vật phân tiết khoang mũi và ở trong phân của gia cầm, do có sự bảo hộ của chất hữu cơ nên virut có sức đề kháng rất mạnh. Tính truyền nhiễm của virut trong phân ở 4 độ C có thể duy trì từ 30-35 ngày. Ở 20 độ C có thể sống trong 7 ngày khi ở trong lông vũ có thể sống đến 18 ngày, còn ở xương khô hoặc trong các mô có thể sống vài tuần, ở trong thịt và khung xương gia cầm đông lạnh có thể sống trong 10 tháng

3.2 Triệu chứng lâm sàng

Bệnh có thể phát sinh ở đàn vịt có chủng loại và ngày tuổi khác nhau, thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, dài nhất có thể đạt tới 21 ngày. Vịt phát bệnh đột nhiên, thân nhiệt tăng cao, giảm ăn hoặc không ăn, rụt đầu, thần kinh uể oải, lông rối xù, ngủ mê man, đầu gục xuống bụng, phản ứng chậm chạp. Một số vịt xuất hiện triệu chứng thần kinh hoặc quay lắc đầu co rút hay thân người lệch sang 1 bên, đùi sau bị co rút howjc phần đầu cổ co giật, ngã xuống đất giãy dụa, phân loãng có màu trắng vàng hoặc xanh vàng. Đa số vịt bệnh xuất hiện chứng giác mạc vẩn đục, mắt mờ, có con bị sưng to đầu, phần má phù nề, một số vịt bệnh xuất hiện triệu chứng bệnh đường hô hấp. Còn số vịt đẻ sau khi bị bệnh thì tỷ lệ đẻ trứng giảm mạnh, thậm chí ngừng đẻ, cho dù có đẻ thì trứng nhỏ, trọng lượng trứng giảm nhẹ, có con còn đẻ trứng ra dị dạng. Đa số trước khi chết, mỏ và màng chân vịt có màu tím tái, có con còn tìm thấy xuất huyết ở dưới vảy chân

3.3 Sự biến đổi bệnh lý

Vịt chết bệnh thông thường thấy mỏ tím tái, có con đầu mặt cũng bị tím tái, một số phần đầu vịt bị sưng to, dưới da đầu xuất huyết, phù nề, con bị bệnh nặng thì ở phần má cũng bị phù nề. Ở kết mạc mắt và niêm mạc khoang mũi bị sung huyết, xuất huyết và phù nề, có con thì niêm mạc khí quản bị xuất huyết. Dưới da và mỡ ở toàn thân xuất huyết, gan thì sưng to và có rải rác điểm xuất huyết và ổ hoại tử, đối với loại vịt có bệnh tình dài thì gan bị cứng, túi mật sưng to, lá lách cũng bị sưng to, ứ máu, có 1 số điểm hoại tử, cơ tim biến chất, có hoại tử, mỡ vành tim và màng ngoài tim xuất huyết, niêm mạc dạ dày tuyến và màng chất sừng dạ dày tuyến với thực quản còn hình thành dải xuất huyết, niêm mạc ruột non cũng xuất huyết, có con còn xuất hiện ổ mụn loét xuất huyết, ở niêm mạc trực tràng và niêm mạc khoang đẻ cũng sung huyết, xuất huyết, có những con toàn bộ niêm mạc đường ruột xuất hiện nhiều điểm sung huyết và xuất huyết, tuyến tụy sưng to, xuất huyết, hoại tử, thận cũng sưng to, ở bề mặt cũng có sung huyết, xuất huyết, mạch máu não ở vịt chết bệnh có triệu chứng thần kinh bị sung huyết, có con thì ở mô não xuất hiện diện tích lớn bị hoại tử có màu vàng xám, ở niêm mạc khoang đẻ của vịt bị sung huyết và phù nề, trứng biến dạng, biến chất, màng trứng bị sung huyết xuất huyết, màng trứng còn có dạng màu tím nho

kinh-nghiem-nuoi-vit-con

3.4 Biện pháp phòng chống

a) Đỗi với bệnh cúm gia cầm có tính gây bệnh cao phải chấn đoán ở thời kỳ đầu, hễ có tình hình dịch bệnh bùng phát hoặc phát hiện điển hình bệnh nghi ngờ, phải dựa theo quy định phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của nhà nước, phải báo cáo tình hình dịch bệnh với chính quyền địa phương, tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt, hoạch định vùng dịch, dập dịch bệnh ở mọi gia cầm, đồng thời đối với sân bãi có thể bị nhiêm ở trong khu dịch bệnh tiến hành tiêu độc triệt để và xử lí vô hại đến môi sinh như thiêu hủy và chôn sâu,.. để đề phòng dịch bệnh kéo dài và virut khuếch tán lây lan

b) Tăng cường kiểm dịch : Vật kiểm dịch bao gồm gia cầm, chim cảnh, tinh dịch, sản phẩm gia cầm, chế phẩm sinh vật, … nhập khẩu. Đề phòng nghiêm ngặt virut cúm gia cầm có tính lây bệnh cao truyền vào. Đồng thời, tăng cường quản lý chăn nuôi đàn vịt, chú ý vệ sinh môi trường xung quanh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể vịt. Đàn vịt chăn thả tránh tiếp xúc với thủy cầm sống hoang dã, để tránh tình trạng lây lan lẫn nhau của bệnh

c) Đối với đàn vịt khỏe, tiêm chủng vacxin chết đề phòng dịch cúm, tiêm chủng lần đầu từ 7-10 ngày tuổi, 3 tháng sau tiêm lại 1 lần, đối với vịt con tiêm bắp 0.5ml, còn đối với vịt nhỡ và vịt trưởng thành thì tiêm bắp 1ml

Tư vấn
Gọi ngay