Mục lục
I. Bệnh tả gia cẩm
1 Nguồn bệnh và đặc điểm lưu hành
Nguồn bệnh của bệnh này là trực khuẩn Base tính đa sát. Bệnh này có tình phát tán hoặc tính địa phương, các loại gia cầm và chim muông hoang dã đều có thể bị lây nhiễm. Trong thủy cầm thì vịt, nhất là vịt nuôi lấy thịt rất dễ bị mắc, thường là quá trình cấp tính. Vịt bệnh và vịt mang khuẩn là nguồn lây nhiễm chủ yếu của bệnh nay. Khi quản lý chăn nuôi đàn vịt không tốt, điều kiện môi trường kém và các nhân tố không tốt khác làm ảnh hưởng như bị bệnh ký sinh trùng, thiếu dinh dưỡng và thời tiết đột biến, sẽ làm cho sức đề kháng trong cơ thể vịt bị giảm sút, nhưng diều đó đều có thể thúc đẩy bệnh này phát sinh và lây lan. Sự lưu hành của bệnh không có tính mùa vụ rõ rệt nhưng trên lâm sàng thì vịt thường phát bệnh vào tháng 7 – tháng 9 là mùa viêm nhiệt
2 Triệu chứng lâm sàng
Tuổi vịt bị bệnh phấn lớn từ 1 tháng tuổi trở lên, căn cứ vào bệnh tình dài hay ngắn, trên lâm sàng chia bệnh làm 3 loại là bệnh tối cấp tình, bệnh cấp tính, bệnh mãn tính
2.1 Bệnh tối cấp tính
Loại bệnh này chủ yếu phát sinh ở giai đoạn sớm nhất khi mới bùng phát bênh, vịt thường không có triệu chứng nào mà đã đột nhiên tử vong. Thường thấy là vịt đang chăn thả đột nhiên ngã xuống đất rồi nhanh chóng tử vong, buổi tối ngày hôm trước biểu hiện còn rất khỏe mạnh, nhưng sáng sớm hôm sau đã chết trong chuồng vịt, hoặc tử vong trong vận chuyển. Loại phát bệnh thường là vịt khỏe mạnh hoặc đang đẻ nhiều
2.2 Bệnh cấp tính
Vịt mắc bệnh biểu hiện tinh thân uể oải, không muốn xuống nước bơi lội, hành động chậm chạp, thường đi tụt lại đăng sau đàn, hoặc không muốn đi, lông rối xù, dễ bị nước làm ướt lông, thân nhiệt cao, kém ăn hoặc không ăn, miệng khát, mắt nửa nhắm hoặc nhắm hoàn toàn, rụt đầu cong cổ, đuôi cánh xệ xuống, có lúc há miệng vươn cổ, hít thở khó khăn, thường lắc đầu, như muốn dịch nhờn mắc trong cổ họng bật ra ngoài, cho nên người dân quen gọi là dịch bệnh lắc đầu, vịt bệnh thường đi phân lỏng nặng, thải ra phân loãng có màu xanh nhạt hoặc màu trắng xám, có lúc trong phân còn lẫn máu, thường có mùi hôi tanh, mỏ và màng chân bị tím tái rõ rệt, thậm chí bị tê liệt, không thể đi lại được. Thông thường khi xuất hiện các triệu chứng trên trong vòng từ 1- 2 ngày là vịt sẽ chết
2.3 Loại mãn tính
Khi bệnh tình kéo dài chuyển sang mãn tính. Vịt mắc bệnh này gầy còm, khớp xương cục bộ ở một bên hay ở cả 2 bên bị sưng tấy, sờ vào có cảm giác nóng đau, đi tập tễnh, hành động bị hạn chế. Cục bộ mọc gai, có thể thấy dịch thể màu đỏ thẫm, để thời gian lâu mổ ra có thể thấy vết hoại tử
3 Sự biến đổi bệnh lý
Vịt chết bệnh bị khô cứng hoàn toàn, phần mỏ và da bị tím tái hoặc trên da có một ít điểm xuất huyết. Khi giải phẫu kiểm tra có thể thấy màng tim có lẫn phiếm sơ bông, ở mở vành tim và màng trong ngoài tim có điểm xuất huyết, phổi ứ máu, phù nề, gan sưng to, có màu đỏ thẫm, ở trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử màu trắng tro dạng đầu kim hoặc có điểm xuất huyết ở túi mật thường sưng to, đa số trường hợp mắc bệnh thì lá lách cũng sưng to, thường có rải rác hoặc dày đặc những điểm hoại tử màu trắng tro, ở màng nhầy đường ruột nhất là ở màng nhầy tá tràng có nhiều điểm sung huyết và xuất huyết, những chất chứa trong ruột có dịch thể màu đỏ nhạt và các mảnh vụn màng nhầy bong ra, tuyến tụy sưng to, có điểm xuất huyết, ở dạ dày tuyến, dạ dày cơ và màng nhầy toàn thân có đốm xuất huyết, dạ dày cơ và màng nhầy toàn thân có đỗm xuất huyết. vbijt chết do bệnh mãn tính có thể nhìn thấy khớp xương tăng dày, bên trong chứa dịch thể đặc quánh vẩn đục có màu đỏ thẫm, bệnh tình lâu ngày, cơ thể vịt thô nhám, ở gan phát sinh biến tính mỡ và có ổ hoại tử
4 Biện pháp phòng chống
a) Ở khu vực thường xuyên phát bệnh nên tiến hành tiêm chủng vacxin phòng bệnh tả cho đàn vịt. Đây là phương pháp hữu hiệu để đề phòng phát sinh dịch bệnh. Vacxin phòng tả gia cầm có thể chia làm 2 loại là vacxin chết và vacxin yếu. Ưu điểm của nó là sử dụng an toàn, sau khi tiêm chủng không có phản ứng xấu rõ rệt, khi tiêm phòng khẩn cấp loại vacxin này, có thể khiến cho dịch bệnh được khống chế kịp thời. Liều lượng sử dụng cho vịt 2 tháng tuổi trở lên, tiêm bắp mỗi lần 2ml. Ngoài ra, tăng cường quản lý chăn nuôi lúc chưa có dịch, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ vệ sinh tiêu độc, loại bỏ vịt từ trong đàn vịt mắc bệnh
b) Đối với đàn vịt mắc bệnh này, dùng loại thuốc dạng sulfanilamide và nhiều loại thuốc kháng khuẩn khác để điều trị , mang lại hiệu quả điều trị tốt. Thường có thể giảm thấp tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ chết bệnh. Nếu dùng loại thuốc sulfanilamide isoxazole trojn lẫn vào thức ăn theo tỷ lệ 0.4% – 0.5%, hoặc dùng phương thuốc tổng hợp sulfanilamide loại P-methoxy pirimidine, mỗi 1 kg thể trọng trộn vào 50-80mg để vịt uống, hoặc dùng loại thuốc cycloprosaxing trộn vào thức ăn theo tỷ lệ mỗi 1 kg thức ăn cho thêm vào 100mg thuốc. Trong những loại thuốc nói trên, chọn lấy 1 loại, dùng liên tục trong 5-7 ngày
II. Dịch bệnh trực khuẩn Rymoso ở vịt
Bệnh trực khuẩn Rymoso ở vịt còn được gọi là bệnh trực khuẩn base gây dịch bệnh ở vịt. Là một loại bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc với trực khuẩn Rymoso ở vịt gây nên. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là viêm màng tim, viêm túi khí, viêm chung quanh gan và viêm màng não, có chứng bại huyết cấp tính hay mãn tính, là một trong những bệnh truyền nhiễm chủ yếu gây hại nghiêm trọng cho ngành nuôi vịt hiện nay
1 Nguồn bệnh và đặc điểm lưu hành
Nguyên nhân gây bệnh là do trực khuẩn rymose và trực khuẩn nhỏ âm tính Clanse ở vịt, không có nha bào không thể vận động. Thân khuẩn ngoài có dạng hình que hoặc có dạng hình bầu dục hoặc tồn tại nhiều dạng cá thể độc lập. Bệnh này chủ yếu phát sinh ở vịt con từ 2-6 tuần tuổi, còn vịt con từ 8 tuần tuổi trở lên và 1 tuần tuổi trở xuống rất ít mắc bệnh, còn ngỗng phát bệnh chủ yếu từ 3-5 tuần tuổi, ngỗng nhỡ không bị nhiễm bệnh. Còn các loại gia cầm như gà tây, gà, chim cút, cũng từng có báo cáo bị phát bệnh . Tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ chết của bệnh này tương đối cao, thường dẫn đến hàng loạt vịt con phát bệnh tử vong hay sinh trưởng phát dục chậm
Bệnh phát sinh quanh năm nhưng về mùa đông thường thấy nhiều hơn. Chủ yếu nhiễm bệnh qua đường hô hấp hoặc qua da, thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh do vi khuẩn gây bệnh này làm ô nhiễm đều có thể lây lan dịch bệnh, đối với các yếu tố khác không tốt như mật độ chăn nuôi trong buồng úm vịt con quá lớn, không khí không lưu thông, ẩm ướt, môi trường vệ sinh kém, chăn nuôi kém hoặc dinh dưỡng trong thức ăn không đầy đủ, đều có thể dẫn đến việc phát sinh và lan truyền bệnh rất nhanh. Ngoài ra, virut cũng có thể thông qua trúng vịt mà lây lan vào
2 Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh thường là từ 1-3 ngày, có khi hơn 1 tuần. Căn cứ vào bệnh tình, trên lâm sàng có thể chia ra làm loại cấp tính, Loại A cấp tính và loại mãn tính
Loại cấp tính thường thấy ở vịt con từ 2-3 tuần tuổi, thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày, vịt mắc bệnh chủ yếu biểu hiện tinh thần sa sút, uể oải, rụt đầu xệ cánh, biếng ăn, rời khỏi đàn, hành động chậm chạp, thậm chí nằm xuống không dậy nổi. Vật phân tiết ở mắt mũi tăng nhiều hơn, thường làm cho lông xung quanh mí mắt dính liền lại, thậm chí rơi rụng ra, trong múi chảy ra dịch nhờn, chất phân tiết sau khi ngưng kết làm tắc lỗ múi, làm cho vịt bệnh hô hấp khó khăn. Triệu chứng thần kinh của vịt bệnh trước khi chết rất rõ ràng, lên cơn co cứng uốn ván, đầu cổ run rẩy hoặc lên cơn co rút. Cuối cùng co rúm rồi tử vong
Vịt bệnh loại A cấp tính hoặc mãn tính, thấy nhiều ở vịt 4 tuần tuổi trở lên, nhất là ở vịt nuôi lấy thịt, bệnh tình có thể đạt tới 1 tuần hoặc 1 tuần trở lên. Vịt bệnh có biểu hiện kém ăn hoặc không ăn, đi lỏng, bài tiết ra phân loãng màu xanh vàng, đa phần thích nằm không muốn đứng dậy đi, thường có triệu chứng bệnh ở đường hô hấp, một số ít trường hợp bị viêm màng não, đầu cổ vẹo lệch, bỗng chốc hốt hoảng, có giật quay vòng hoặc ngã lùi ra sau, còn có một số ít vịt biij bệnh sưng khớp cổ chân, đi tập tềnh. Vịt bệnh thường gầy còm, sinh trưởng phát dục kém, có trường hợp vịt nuôi lấy thịt bị dị ứng viêm màng não
3 Sự biến đổi bệnh lý
Sự biến đổi bệnh lý của vịt bệnh cấp tính thường là mất nước toàn thân, mỏ bị sung huyết, phổi bị ứ huyết và sưng to, gan lá lách đều sưng to
Vịt bệnh loại A cấp tính hoặc loại mãn tính có thể thấy màng nhầy trên thân biểu hiện có chất thấm ra. Đa số trường hợp trên túi khí đều có màng xenlulo, trên bề mặt màng tim và màng tim có xenlulo thấm ra, gây viêm màng tim, một số ít màng tim còn bị tích nước, gan sưng to, trên bề mặt có nhiều màng xenlulo che phủ, gây nên viêm chung quanh gan, một số ít trường hợp bè mặt gan còn rải rác có các ổ hoại tử to bằng đầu kim, lá lách hơi sưng, trên bề mặt cũng có màng xenlulo. Vịt có ngày tuổi tương đối lớn thì lá lách sưng to, đa phần có dạng đốm đỏ xám, có dạng sưng khớp xương cổ chân, dịch trong khớp xương tăng lên, có dạng đặc quánh màu trắng sữa. Có trường hợp vịt mắc bệnh xuất hiện triệu chứng thần kinh, màng não bị sung huyết, phù nề và có điểm nhỏ xuất huyết
4 Biện pháp phòng chống
a) Tiêm vacxxin phòng dịch là biện pháp dự phòng hữu hiệu bệnh trực khuẩn Rymose gây nên dịch bệnh ở vịt. Vacxin phòng dịch có mấy loại như vacxin chết oil emulsion, vacxin chết keo alumine và vacxin khuẩn yếu. Khi ứng dụng vacxin phòng dịch, phải phân ly giám định loại huyết thanh gốc khuẩn lưu hành ở trại này, chọn dùng vacxin phòng dịch của gốc khuẩn cùng loại hoặc loại vacxin chết đa giá trị do kháng nguyên đa giá trị hợp thanh, để đảm bảo được hiệu quả miễn dịch
Tiêm chủng phòng dịch lần đầu thông thường tiến hành ở vịt khoảng 10 ngày tuổi, sau 2-3 tuần tiến hành tiêm chủng phòng dịch lần thứ 2. Tiêm chủng phòng dịch lần đầu cùng vacxin chết chất nước, còn tiêm chủng phòng dịch lần thứ 2 dùng vacxin chết chất nước hoặc vacxin chết oil emulsion. Do bệnh này thường lây nhiễm hỗn hợp với trực khuẩn đại tràng, khi sử dụng có thể lựa chọn 2 loại vacxin liên hợp phòng ngừa trực khuẩn Rymose và trực khuẩn đại tràng. Ngoài ra, sử dụng thuốc dự phòng trong khu vực lưu hành bệnh cũng là một biện pháp quan trọng để khống chế bệnh phát sinh
b) Đối với đàn vịt phát bệnh, trước hết phải tiến hành cải thiện môi trường chăn nuôi. Kịp thời dọn dẹp phân và thay đổi có lót chuồng, chú ý tình trạng thông gió cho chuồng vịt, kịp thời điều chỉnh mật độ chăn nuôi. Đồng thời, chọn dùng loại thuốc kháng khuẩn nhậy bén với bệnh để điều trị, thường dùng các kháng sinh như thuốc kháng sinh mạnh.
III. Bệnh tụ cầu khuẩn ở vịt
1 Nguồn bệnh và đặc điểm lưu hành
Nguyên nhân gây bệnh là do tụ cầu khuẩn màu vàng kim, chuẩn dương tính geranse. Loại bệnh này có thể phát bệnh quanh năm, vi khuẩn gây bệnh tồn tại rộng rãi quanh chuồng vịt hoặc trong thức ăn, nước uống và phân vịt cũng như bề mặt thân vịt và bề mặt vỏ trứng đều có thể phân ly ra được loại virut này
Con đường lây truyền loại bệnh này chủ yếu là thông qua vết thương nhiễm sang, cũng có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí, ngoài ra còn có thể lây nhiễm trứng giống khi đưa vào ấp bị nhiễm loại vi khuẩn này, gây nên phôi chết hoặc vịt con ốm yếu tàn phế
Đối với các yếu tố xấu như quản lý đàn vịt không tốt, chuồng vịt ẩm ướt, môi trường vệ sinh kém, thông gió không tốt, mật độ chăn nuôi lớn và thiếu dinh dưỡng,.. đều có thể thúc đầy bệnh phát sinh. Căn cứ vào quan sát lâm sàng, vịt con khoảng 1 tuần tuổi phát bệnh, phần lớn có liên quan đến cỏ lót chuồng. Do vịt con mấy ngày đầu mới nở, hoạt động ít, thường quỳ xuống nghỉ ngơi, nhất là da phần bụng và khớp xương cổ chân có cơ hội tiếp xúc với cỏ độn chuồng nhiều, nếu cỏ độn chuồng thô ráp hoặc ẩm ướt ô uế, da phần bụng và biểu bì khớp xương rất dễ bị tổn thương hoặc sây sát làm nhiễm bệnh, dẫn đến vịt mới nở bị viêm rốn, viêm khớp hoặc chứng bại huyết
2 Triệu chứng lâm sàng
Căn cứ biểu hiện trên lâm sàng có thể chia làm 3 loại bệnh : viêm rốn, viêm da và viêm khớp
Điển hình là loại bệnh viêm rốn, thường phát sinh ở vịt con mới nở trong vòng 1 tuần, nhất là vịt con trong vòng 3 ngày tuổi, vịt con mắc bệnh cơ thể yếu, tinh thần uể oải, kém ăn hoặc không ăn, sợ lạnh, co cụm lại, co cổ, xệ cánh, mắt nửa nhắm nửa mở, không muốn hoạt động, thường phủ phục, chung quanh bụng phình to, bị viêm phần rốn, sưng tấy hoại tử, sau mấy ngày bị chứng bại huyết là chết
Bệnh viêm da, thường thấy ở vịt từ 2-8 tuần tuổi, thấy nhiều ở vịt con nuôi lấy thịt, mắc bệnh thì ở phần da cục bộ bị chứng viêm do hoại tử hoặc sưng tấy viêm ở phần da bụng và viêm dưới da, phần da bị bệnh có màu tím lam. Vịt con trong vòng 2 tuần tuổi, thường bị nhiễm ở phần bụng thành chứng bại huyết cấp tính mà tử vong. Vịt bệnh có số ngày tuổi tương đối lớn, bệnh tình tương đối dài thì dưới da thường bị mưng mủ, gây nên nhiễm bệnh toàn thân, không ăn uống rồi suy kiệt mà chết
Bệnh viêm khớp, đa phần thấy ở vịt nhỏ 1-2 tuần tuổi, thỉnh thoảng cũng thấy vịt nhỡ và vịt trưởng thành. Vịt bệnh bị sưng tấy do viêm ngón chân, thường thấy ở khớp xương ngón chân chung quanh khớp cổ chân hoặc phần da cục bộ mưng đỏ. Bệnh tình tương đối kéo dài thì cục bộ bị biến mèm, chân bị bệnh đi tập tễnh không thể tiếp đất, hành động rất khó khăn, có con nằm quỳ xuống không muốn đi, tiếp xúc với phần sưng tấy có cảm giác gợn sóng và nóng đau, vịt con bị bệnh thường biếng ăn dần dần gầy còm, suy kiệt mà chết. Bệnh tình vịt con từ 3-7 ngày, bệnh tình vịt nhỡ và vịt trưởng thành có thể đạt tới 10-15 ngày, thậm chí còn dài hơn
3 Sự biến đổi bệnh lý
Vịt con chết do viêm rốn, phần bụng phình to, màu sắc tím tái, da tương đối mỏng, phần rốn sưng tấy, lỗ rốn vỡ loét, túi lòng đỏ trứng phù nề, lòng đỏ loãng, hấp thu không tốt
Vịt chết do bệnh viêm da, ở da bụng nhìn bên ngoài có màu tím đen hay màu nâu, dưới da có dịch thấm do xuất huyết, sự biến hóa bệnh lý da thường rụng lông, có khi vỡ loét, xuất hiện hoại tử
Vịt chết do viêm khớp thì khớp bị sưng tấy. Trong túi khớp xương có dịch nhầy tiết ra hoặc tích mủ, túi khớp xương của vịt nhỡ và vịt trưởng thành có bệnh tình tương đối dài thường có chất hoại tử màu vàng trắng giống pho mát
4 Biện pháp phòng chống
a) Giữ vệ sinh sạch sẽ cỏ độn chuồng ở sân bãi đẻ của vịt giống, tránh phân vịt làm ô nhiễm trứng giống, đồng thời làm tốt công tác tiêu độc cho buồng ấp và trứng giống.
b) Tăng cường quản lý chăn nuôi, làm tốt công tác vệ sinh môi trường chuồng vịt, loại bỏ mọi nhân tố không tốt làm ngoại thương vịt, tránh và giảm thiểu làm thương tổn đến da vịt
c) Đối với đàn vịt bị bệnh, trên cơ sở cải thiện quản lý chăn nuôi, phải dùng erythromycin và flubennike là loại thuốc kháng khuẩn trộn vào nước uống hoặc thức ăn. Đối với vịt bị bệnh viêm khớp còn có thể sử dụng penicilin hoặc gentamycin để tiêm bắp, đều có kết quả điều trị tốt. Đối với vịt mắc bệnh do tổn thương da, phải kịp thời bôi tanh tuya i-ốt hoặc thuốc tím, để đề phòng nhiễm khuẩn