- Cách chọn loại cá phù hợp với ao nước ngọt
Nuôi cá nước ngọt được hiểu đơn giản là những mô hình nuôi cá trong môi trường nước ngọt với rất nhiều giống cá khác nhau trong các ao hồ. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều các giống cá nước ngọt để bạn có thể lựa chọn cho việc nuôi như cá rô phi, cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá mè hoa, cá chép, cá trê, cá chim,…
Bạn nên chọn loại cá phù hợp theo điều kiện kinh tế, loại hình ao hồ hay khí hậu và thời tiết của nơi nuôi. Ví dụ, nếu bạn có điều kiện tài chính nhỏ có thể chọn nuôi cá rô phi, cá chép…
Những ao có nhiều mùn, có nguồn nước thải từ các chuồng nuôi gia súc nên lựa chọn nuôi cá trê, cá trôi… Những ao hồ với diện tích rộng, có nguồn thức ăn xanh có thể lựa chọn những loại cá có kích thước lớn như cá trắm đen, cá chim, cá trắm cỏ.
2. Điều kiện sử dụng ao trong kĩ thuật nuôi cá
Trong kỹ thuật nuôi cá, bước xử lý ao nuôi cũng rất quan trọng để tạo được môi trường sống phù hợp với cá để phát triển tốt, tránh mầm bệnh. Điểm quan trọng trong xử lý ao nuôi cá nước ngọt chính là cần có độ pH thích hợp và cung cấp được dinh dưỡng cho cá.
Trong kỹ thuật nuôi cá, bước xử lý ao nuôi cũng rất quan trọng để tạo được môi trường sống phù hợp với cá để phát triển tốt, tránh mầm bệnh. Điểm quan trọng trong xử lý ao nuôi cá nước ngọt chính là cần có độ pH thích hợp và cung cấp được dinh dưỡng cho cá.
- 1 Đối với ao cũ
Những ao cũ sẽ mất nhiều công sức để tiến hành xử lý hơn, tránh các mầm bệnh còn trong ao gây bệnh cho cá mới. Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Xử lý ao bằng cách tháo nước ra khỏi ao, sửa lại các bờ hoặc cống thoát nước và vét hết bùn trong ao và để lại khoảng mức là 20cm.
Bước 2: Bạn thực hiện bón vôi đều cho đáy và quanh bờ ao để ao tơi xốp và diệt các ký sinh trùng có trong ao. Bạn chú ý rắc khoảng từ 7 – 10kg vôi cho ao có diện tích khoảng 100m2 để mức pH trong ao dao động ở mức ≥ 6,5. Sau đó, bạn cần thay nước khoảng từ 2 – 3 lần để rửa ao.
Bước 3: Bạn sẽ cần phơi ao kho từ khoảng 7 ngày đến khi đáy ao khô hoặc có nứt chân chim.
Bước 4: Cấp nước và thực hiện bón phân gây màu
Chú ý khi cấp nước cần đưa qua túi lọc để tránh các loại cá khác có thể xâm nhập vào ao. Mức nước đạt khoảng từ 1 – 1,5m sẽ cần bón phân chuồng hoặc phân xanh. Bạn để ao nghỉ khoảng 3 ngày và chuyển sang màu lá chuối có thể thả cá giống.
Sau khi hoàn thành bước xử lý ao nuôi, bạn có thể tham khảo tiếp kỹ thuật nuôi cá. Đây đều là những bước đơn giản dễ chăm sóc cá để cá phát triển tốt nhất.
- 2 Đối với ao mới
Bạn sẽ cần phải cấp và tháo nước cho ao hồ muốn nuôi trong khoảng 2 – 3 lần để tiến hành rửa ao. Sau đó, thực hiện bước bón vôi để cân bằng độ pH, lượng vôi bón thường dao động từ khoang 7 – 10kh/100m2.
Tiếp đó, bạn sẽ thay nước vào, ra khoảng 2 lần và lấy nước vào lần cuối. Bạn có thể sử dụng bút đo pH để đo độ pH của nước đạt mức 6.5 là được. Cuối cùng, bạn cho lượng phân bón khoảng 30kg/100m2, cũng có thể dùng thêm phân vô cơ để gây màu.
3. Cách nuôi cá nước ngọt cực hiệu quả
Chọn và thả cá giống
Một yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật nuôi cá ao nước ngọt chính là chọn cá giống khỏe mạnh. Bạn có thể thực hiện cách chọn cá giống và tiến hành thả cá như sau.
- Chọn các loại cá giống mang kích thước tương đương nhau, không chọn con to, con nhỏ.
- Chọn những con bơi tốt, hoạt bát và có khả năng nhận biết âm thanh tốt.
- Chọn cá không bị trầy xước trên thân, không bị dị tật.
- Không chọn những con cá giống có biểu hiện bơi lờ đờ, chậm, có mầm bệnh.
Bên cạnh việc chọn cá giống, bạn cũng cần chú đến mật độ thả cá với các loại khác nhau như cá trắm, cá mè, cá rô phi… Mật độ phù hợp khi thả cá 0,7 – 1,5 con/m2.
Trước khi tiến hành thả cá giống vào ao, bạn nên để cho cá ở trong môi trường nước muối 2%. Cách pha nước muối là 20g muối hòa lẫn với 1l nước. Bạn để cá ở trong nước muối khoảng từ 5 – 10 phút để loại trừ các ký sinh trùng và xử lý nhiễm trùng tại các vết trầy xước trên thân cá.
Bạn cũng nên để cá thích nghi với nước và nhiệt độ trong ao trước. Khi tiến hành thả cá, bạn cần chú ý thả nhẹ nhàng để tránh cá có thể bị trầy xước khi xuống ao.
Chuẩn bị thức ăn cho cá
Đối với kỹ thuật nuôi cá chuẩn, phương phân hữu cỡ sẽ không đủ dinh dưỡng để cá có thể sinh trưởng và đạt được trọng lượng trong thời gian mong muốn. Do vậy, bạn sẽ cần bổ sung thêm thức ăn cho cá bao gồm cả thức ăn tinh và thức ăn xanh.
- Thức ăn tinh bằng 2-3% trọng lượng cơ thể cá/ngày.
- Thức ăn xanh bằng 25-35% trọng lượng cơ thể cá /ngày.
Lưu ý, thời gian cho cá ăn nên vào khoảng sáng sớm và chiều mát. Bạn cũng không nên cho cá ăn nhiều với số lượng lớn sẽ khiến thức ăn thừa lẫn với bùn gây lãng phí.
Quy trình chăm sóc
Ngoài việc cho cá ăn, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ pH cũng như tình trạng ao nuôi. Bạn nên thực hiện theo chu kỳ từ 20 – 30 ngày sẽ cần hòa tan từ 2 – 3kg vôi rồi té đều khắp mặt ao. Sau đó, với những tháng tiếp theo bạn nên thay nước cho ao 1 tháng/1 lần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các khoáng chất cho cá như tỏi tươi xay nhuyễn, vitamin C,…
Đối với những ngày trời nắng nóng, cá có hiện tượng ngóc đầu khỏi hồ để lấy oxi. Bạn cần hạn chế bón phân, sử dụng các loại máy bơm, máy tạo oxi để làm mát, cung cấp oxi cho cá.
Thời gian thu hoạch
Thời gian thu hoạch của các loại giống cá sẽ khác nhau. Bạn có thể thu hoạch cá phụ thuộc vào thời gian nuôi cũng như trọng lượng, kích thước cá đã đạt yêu cầu.
Thông thường, thời gian thu hoạch cá thường diễn ra sau khoảng từ 8 – 9 tháng nuôi dưỡng. Bạn có thể thu hoạch toàn bộ cá trong một đợt hoặc thu hoạch tỉa những con đã đạt yêu cầu.
Trên đây là kỹ thuật nuôi cá nước ngọt chi tiết từ cách chọn cá đến xử lý ao cũng như quy trình chăm sóc. Qua đó, hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để nuôi trồng cá nước ngọt tốt nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao.