Các mô hình chăn nuôi diện tích nhỏ, vốn ít, thời gian thu hồi vốn nhanh đang được nhiều hộ gia đình quan tâm nhằm cải thiện kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ cùng bà con tìm hiểu về mô hình chăn nuôi ít đất mang lại hiệu quả cao năm 2023.
- Mô hình chăn nuôi gà thả vườn
Gà là vật nuôi khá dễ nuôi, đầu ra dễ bán, không mất quá nhiều công chăm sóc, lợi nhuận tương đối ổn định nên nuôi gà đang là hình thức được nhiều bà con chọn lựa. Diện tích nuôi chỉ vào khoảng 1con/m2( gà 4-5 tháng)
Chỉ cần làm một khu vườn nhỏ là đã có thể dễ dàng quản lý đàn gà một cách hiệu quả. Bà con có thể tham khảo dòng máy ép cám viên dưới đây hỗ trợ nuôi gà đơn giản và đạt hiệu quả cao.
2. Mô hình chăn nuôi lợn
Hiện nay, mô hình chăn nuôi heo ngày càng được đổi mới nhằm giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế nguy cơ dịch bệnh đặc biệt là bệnh ASF và giảm công chăm sóc. Để đáp ứng được những tiêu chí trên, mô hình nuôi heo chuồng sàn không xả thải, ngừa dịch bệnh, tiết kiệm nước đã ra đời.
Mô hình nuôi heo thịt chuồng sàn không thải ra môi trường là phương pháp chăn nuôi tiết kiệm nước, không sử dụng nước để tắm và làm mát cho heo, bởi vậy hàm lượng chất khô đạt trên 70% rất dễ thu gom vào các hầm chứa phía dưới.
Nguyên tắc chính của công nghệ này:
+ Sử dụng tấm đan cho phép chất thải được giẫm lên bởi heo và rơi xuống bể chứa chất thải ở bên dưới sàn chuồng.
+ Phần lỏng ở dưới sàn chuồng sẽ nhanh chóng hình thành lớp ván trên bề mặt, để không cho mùi hôi và khí độc bốc lên.
+ Khi chất thải dưới hầm đạt độ sâu trên 550mm sẽ được tháo sang bể chứa chất thải theo nguyên tắc “áp lực âm”.
+ Dưới đáy của bể bên dưới sàn chuồng nuôi được bố trí hệ thống cửa thoát thải, và ống thoát thải PVC đường kính từ 200 – 250mm.
+ Đường thoát của hầm chứa được nối với hệ thống thoát bể thu chất thải ở bên ngoài.
Mô hình chăn nuôi heo chuồng sàn tiết kiệm nước đã cho thấy hiệu quả thiết thực của việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường. Qúy bà con nhà mình có thể tham khảo dòng máy nghiền cám làm thức ăn chăn nuôi dưới đây của công ty Bình Minh trực tiếp sản xuất để hỗ trợ chăn nuôi và đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Mô hình chăn nuôi dê
Thịt dê có giá bán trên thị trường khá cao, giá trị dinh dưỡng nhiều nên bà con đang dần chuyển sang nuôi dê nhằm nâng cao thêm thu nhập gia đình. Với vốn ban đầu ít, nguồn thức ăn chủ yếu dễ kiếm như rau, cỏ…
Diện tích nuôi khá nhỏ khoảng 0.5-1,2m2 đối với con nhỏ, còn con lớn chiếm khoảng 3-4m2 tùy loại. Mỗi năm dê có thể đẻ khoảng 7-8 lứa và có thể xuất bán sau khi nuôi tầm 5-6 tháng. Sử dụng thêm máy móc nông nghiệp Bình Minh để phát triển chăn nuôi theo hướng lâu dài, xây dựng quy mô lớn hơn nhằm tăng lợi nhuận.
4. Mô hình chăn nuôi thỏ
Nuôi gì với diện tích nhỏ? Nuôi thỏ cũng sẽ làm một hướng đi mới giúp bà con làm giàu ngay cả khi không có quá nhiều diện tích và vốn.
Anh Phạm Văn A (30 tuổi, Yên Mô, Ninh Bình) khẳng định: “So với chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nuôi thỏ này có hiệu quả cao hơn, không phải suy nghĩ nhiều, vốn đầu tư cho mô hình cũng không cao quá.“
Còn chàng trai 9X ở Quảng Nam lại từ bỏ ngành điện tử về quê vay vốn khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ nhốt chuồng khép kín. Với số vốn ban đầu là 250 triệu đồng, anh thiết lập khu chuồng nuôi trên đất rộng 200m2 với 50 con thỏ nái giống. Sau 2 năm nuôi, trang trại của anh đã phát triển lên 100 con thỏ giống và hơn 600 con thỏ thịt, thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm. Với diện tích nhỏ, bà con có thể làm chuồng nuôi theo kiểu 2 – 3 tầng, chia thành các ô nuôi vừa tiện cho việc chăm sóc lại tiết kiệm không gian.
5.Mô hình chăn nuôi hươu lấy nhung
Nuôi hươu lấy nhung khép kín là mô hình chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao nhưng lại không cần nhiều diện tích cũng là một gợi ý cho bà con.
Bà con có thể làm chuồng nhốt theo kiểu chuồng hẹp bên trong chia thành các ô hoặc làm chuồng rộng nhốt nhiều con, mật độ hươu đực trong chuồng nuôi khoảng 6m2/con.
Về thức ăn, bà con có thể tận dụng thân cây họ đậu, lá mít, lá duối, quả sung, cây ngô, lá mía, cỏ voi, dây khoai lang, củ khoai lang, rau muống, sắn dây rừng, lá sấu, lá núc nác, lá khế, đu đủ, bí ngô, đay rừng, cỏ mần trầu, rau má, lá bưởi, hồng bì …. các loại hạt ngũ cốc. Nói chung rất phong phú, dễ kiếm.
Nếu chăm sóc tốt, từ 14 – 15 tháng hươu sao đã bắt đầu cho nhung, trung bình một con có thể cho 1 – 2 lần nhung, một cặp từ 400gram – 1kg.
Nhưng hươu có nhiều ứng dụng trong ý học, được nghiên cứu sử dụng để chữa nhiều bệnh, giúp tăng sức mạnh của cơ bắp, mau lành vết thương, tăng nhu động dạ dày – ruột, chữa được các chứng di tinh, liệt dương, vô sinh, giúp tăng tuổi thọ… Chính vì vậy, chỉ 1 lạng nhung hươu cấp 1 cũng có giá giao động từ 1.200.000 – 1.400.000 đồng.
Nuôi hươu lấy nhung là mô hình làm kinh tế nhỏ tại nhà mà hiệu quả rất cao.